Điều kỳ diệu khi đóng vai “người ngoài cuộc” trước bất hạnh của kẻ khác

Hầu hết chúng ta thích quan tâm quá nhiều đến bi kịch của người khác. Khi nghe tin chồng cô hàng xóm ngoại tình, hay nữ diễn viên nào đó vừa ly hôn, ta cảm thấy cuộc đời này thật nhiều điều bất hạnh. Bởi vì hướng ra ngoài quá nhiều, ta vô tình sao nhãng những thứ thực sự đáng quan tâm, thậm chí đem bất hạnh của người khác suy diễn sang cuộc đời mình.

Mục Lục

Vì sao chúng ta thích quan tâm đến bất hạnh của kẻ khác?

Theo nhà tâm lý học Tom Stafford, chúng ta luôn vô thức bị cuốn hút bởi những thông tin tiêu cực.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Marc Trussler và Stuart Soroka tại Đại học McGill ở Canada đã làm rõ hơn về nhận định này. Kết quả cho thấy: Những người tham gia thử nghiệm thường chọn các câu chuyện mang tính tiêu cực, bất hạnh, thay vì trung lập hoặc tích cực.

Điều này được giải thích là do con người có nhu cầu được nghe và đọc tin tức tiêu cực. Đó không có nghĩa là chúng ta cảm thấy sung sướng khi kẻ khác đau khổ. Đơn giản, đây là cách loài người phản ứng trước nguy hiểm. Những “tin shock” có thể là tín hiệu báo chúng ta cần phải thay đổi để được an toàn.

a1 8

Con người có xu hướng quan tâm đến bất hạnh của kẻ khác 

Ngoài ra, con người thường chú ý đến tin xấu bởi từ sâu bên trong, chúng ta nghĩ rằng thế giới này tốt đẹp hơn thực tế. Điều này khiến các tin tiêu cực trở nên đáng ngạc nhiên trên mức bình thường.

Đừng nhầm lẫn giữa việc đóng vai “người ngoài cuộc” với thờ ơ, vô cảm

Nếu cô hàng xóm bị chồng bạo hành và bạn không can thiệp, đó là thờ ơ, vô cảm. 

Nếu chồng cô hàng xóm ngoại tình rồi đòi ly hôn và bạn mặc kệ họ, đó là đóng vai “người ngoài cuộc”. Đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

Ở trường hợp thứ nhất, bạn hoàn toàn có khả năng can thiệp và làm mọi chuyện tốt hơn. Ở trường hợp thứ hai, bạn nghĩ mình có thể làm gì nếu quan tâm? Không gì cả!

Khi nghĩ về việc làm “người ngoài cuộc”, nhiều người cho rằng đó là sự dửng dưng, bình thản hoàn toàn trước mọi thứ. Nhưng điều này không đúng. Chẳng có gì đáng ngưỡng mộ khi trở thành kẻ thờ ơ lãnh đạm cả.

Khi quá quan tâm đến bất hạnh của người khác, bạn sẽ mất gì?

Hầu hết chúng ta đều vật lộn với cuộc sống bằng việc quan tâm đến những thứ chẳng đáng quan tâm. Điều này có thể lấy đi nhiều thứ hơn bạn nghĩ đấy!

Suy diễn bất hạnh của người khác sang cuộc đời mình

Nhiều cô nàng có xu hướng suy diễn những bi kịch trong cuộc sống của người khác vào bản thân. Khi thấy chồng của ngôi sao nào đó ngoại tình, họ bắt đầu… nghi ngờ bạn đời của chính họ. Khi thấy các cặp đôi lừa dối nhau, họ sợ hãi không dám tin vào tình yêu nữa…

Những mối tình đẹp vẫn tồn tại. Vấn đề là họ chỉ tập trung vào bất hạnh và đổ vỡ.

A2 8

Phụ nữ thường hay suy diễn bất hạnh của người khác vào bản thân

Sao nhãng những vấn đề thực sự quan trọng với bạn

Việc quan tâm đến quá nhiều thứ sẽ khiến bạn quên mất điều gì là thực sự quan trọng. Tập trung vào chính mình và những vấn để “sát sườn” mới là điều bạn nên làm. Điều này không chỉ giúp “đời bớt drama” hơn mà còn khiến chất lượng cuộc sống của bạn được cải thiện đáng kể.

Quảng cáo
banner

Mất thời gian vô nghĩa khi quá để ý đến bi kịch của kẻ khác

Qua phân tích trên, có thể bạn cho rằng để ý đến bất hạnh của người khác sẽ giúp phòng tránh những bi kịch tương tự. Nhưng điều đó có thực sự khả thi không?

Quan tâm quá nhiều không những không giúp cải thiện cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn mà còn gây mất thời gian vô ích.

a3 8

“Hóng drama” khiến bạn mất thời gian vô ích

Cách để làm “người ngoài cuộc” trước bất hạnh của kẻ khác

Việc quan tâm quá nhiều sẽ khiến cuộc sống của bạn tồi tệ hơn. Vậy phải làm gì để trở thành “người ngoài cuộc”?

Cách 1: Dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động ngoài trời và trò chơi tập thể

Thay vì dành thời gian cho mạng xã hội hoặc các cuộc buôn chuyện bất tận. Bạn có thể tìm đến những hoạt động “nhẹ đầu” hơn như tập thể dục và chơi trò chơi tập thể. Buổi tối, hãy bật chế độ máy bay của điện thoại và tập thể dục, hoặc tham gia trò chơi cùng người thân.

Điều này sẽ mang lại cho bạn trạng thái vui vẻ, thoải mái, thư giãn đấy.

Cách 2: Đọc những thứ thú vị

Để cuộc sống bớt “nhạt”, bạn có thể tìm đến những cuốn sách thú vị thay vì đi “hóng drama”. Đọc những cuốn sách giúp bạn xây dựng một nội tâm phong phú, hoặc ngoại hình bắt mắt chẳng bao giờ là thừa cả. 

Ngoài ra thì các nàng cũng có thể đọc tiểu thuyết. Đây là một trong những cách giảm căng thẳng khá hiệu quả. 

a4 8

Đọc sách là cách giải trí lành mạnh

Cách 3: Viết vài dòng nhật ký mỗi ngày

Viết nhật ký là cách để bạn kết nối với chính mình cực tốt. Khi nàng kết nối với bản thân tốt hơn, nàng sẽ ít quan tâm đến “chuyện thiên hạ” hơn. Dù vậy, nhiều người bận rộn cho rằng viết nhật ký là một công việc khá phiền phức. Thực ra, mỗi ngày bạn chỉ cần viết một vài dòng là được rồi.

Cách 4: Tập trung vào những thứ còn quan trọng hơn cả “drama”

Một người quá rảnh rỗi thường có xu hướng quan tâm đến những chuyện chẳng liên quan đến mình. Khi bận rộn với cuộc sống và những dự định của mình, bạn sẽ dừng việc nhìn ra ngoài và tìm kiếm điều gì đó “gây shock”.

Nếu bạn thấy chính mình quá tò mò với bất hạnh của người khác và muốn thay đổi. Hãy thử trở nên bận rộn hơn nhé!

Hi vọng qua bài viết vừa rồi bạn đã biết cách để trở thành “người ngoài cuộc” trước bất hạnh của người khác. Điều này chắc hẳn sẽ làm cuộc sống của bạn tươi đẹp hơn.

Tham khảo: www.bbc.com